1. Một số giống vịt kiêm dụng
1.1. Vịt Bầu:
Là giống vịt nội có vịt Bầu Quỳ, Bầu Bến, thịt thơm ngon, có màu lông chủ yếu là cánh sẻ, ngoài ra còn một số màu như: xám, lang trắng đen, có cả đen và trắng tuyền….
Vịt có khối lượng cơ thể 2 - 2,5 kg, tuổi đẻ của vịt là 22 - 23 tuần tuổi, năng suất trứng đạt 150 - 180 quả/mái/năm, khối lượng trứng 70 - 75g/quả. Vịt nuôi thương phẩm 70 ngày tuổi đạt khối lượng 1,5 - 1,8 kg/con.
1.2. Vịt Đốm (Pất lài):
Vịt có nguồn gốc ở Tỉnh Lạng Sơn được bà con dân tộc gọi là con Pất lài. Vịt có màu lông cánh sẻ con mái sáng màu, con trống sẫm màu, vịt tầm vóc trung bình, khối lượng từ 1,8 - 2,3 kg/con, thịt rất thơm ngon. Vịt có tuổi đẻ 22 - 23 tuần, năng suất trứng 150 - 190 quả/mái/năm, khối lượng trứng 65 - 70 g/quả.
1.3. Vịt Biển 15 – Đại Xuyên
Vịt có lông màu cánh sẻ đậm, mỏ và chân màu vàng nhạt. Vịt có tuổi đẻ 20 – 21 tuần tuổi, năng suất trứng 235 – 245 quả/mái/năm. Khối lượng trứng 79 – 85 g/quả. Vịt nuôi thương phẩm 50 – 55 ngày tuổi có khối lượng 2,6 – 2,9 kg/con, tiêu tốn thức ăn 2,3 – 2,5 kg/1kg tăng khối lượng. Vịt nuôi tốt nhất tại các vùng nước mặn như ven biển, ven đảo, của sông và có thể nuôi cả trong điều kiện nước ngọt, nước lợ.
1.4. Vịt Đại Xuyên – PT
Vịt có lông màu cánh sẻ nhạt, mỏ và chân màu vàng nhạt. Vịt có tuổi đẻ 21 – 22 tuần tuổi, năng suất trứng 220 – 230 quả/mái/năm. Khối lượng trứng 78 – 84 g/quả. Vịt nuôi thương phẩm 55 ngày tuổi có khối lượng 2,7 – 2,9 kg/con, tiêu tốn thức ăn 2,3 – 2,5 kg/1kg tăng khối lượng.
Ngoài các giống vịt kể trên còn một số giống vịt nội như vịt Mốc, Ô Môn, Kỳ Lừa, Sín chéng, Hòa Lan…. Song không phải là các giống vịt có số lượng đầu con cao và cũng chưa phải là những giống thích hợp với yêu cầu của sản xuất hàng hoá hiện nay.
2. Phương thức chăn nuôi:
2.1. Các phương thức nuôi vịt nhốt trên khô không cần nước bơi lội.
Các phương thức nuôi vịt nhốt trên khô hoàn toàn không cần nước bơi lội, chỉ cần nước uống. Cho đến nay phương thức nuôi vịt nhốt trên khô rất phù hợp vì nó đảm bảo chủ động cho việc kiểm soát dịch bệnh, hạn chế việc lây truyền dich bệnh, an toàn vệ sinh môi trường.
+ Phương thức nuôi vịt kết hợp với trồng cây
+ Phương thức nuôi vịt nhốt trong chuồng
+ Phương thức nuôi vịt nhốt trong chuồng có sân chơi
2.2. Các phương thức nuôi vịt có nước bơi lội.
Không thả vịt tự do ra ao hồ, cũng không nuôi nhốt vịt trên sông suối sẽ gây ô nhiễm môi trường và không an toàn dich bệnh. Chỉ nên quây nhốt vịt trên ao hoặc thả vịt trong ruộng lúa ở khu vực cố định, không thả chạy đồng tự do.
+ Phương thức nuôi vịt nhốt trên ao.
+ Nuôi vịt thả trên đồng ruộng có khoanh vùng có kiểm soát.
3. Chuồng trại và thiết bị.
- Đối với phương thức chăn nuôi cổ truyền trong nông hộ mang tính chất nhỏ lẻ, tự cung tự cấp cần phải nuôi nhốt lại và làm chuồng nuôi độc lập với nhà ở.
- Đối với chăn nuôi gia trại, trang trại theo hình thức bán công nghiệp và công nghiệp với quy mô vừa và lớn, cần phải xây dựng chuồng trại biệt lập với khu dân cư, cách xa khu đô thị, đường giao thông, khu công nghiệp, trường học, bệnh viện. Khu chăn nuôi phải có tường rào bao quanh, nên quy hoạch có vành đai an toàn, không nuôi chung giữa các loại gia súc và gia cầm. Xây dựng chuồng trại phải phù hợp cho từng giai đoạn của vịt: chuồng nuôi vịt con, chuồng nuôi vịt hậu bị, chuồng nuôi vịt sinh sản..
- Chuồng trại cho vịt phải đảm bảo thoáng mát về mùa hè, ấm về mùa đông, chuồng không bị mưa hắt, nắng không chiếu vào ổ đẻ. Có thể làm bằng lưới, tre, nứa, lá hoặc làm chuồng sàn trên ao hồ, trên bè (phải quây gọn), xây dựng hệ thống chuồng lạnh.
- Diện tích chuồng nuôi căn cứ vào mật độ để xác định nhu cầu làm chuồng nuôi cho phù hợp: Nhu cầu mật độ chuồng nuôi như sau:
Giai đoạn (tuần tuổi) |
Nuôi không cần nước bơi lội |
Nuôi có nước bơi lội |
|||
Nhốt trong chuồng (con/m2) |
Chuồng có sân chơi (con/m2) |
Chuồng + Vườn cây (con/m2) |
Chuồng + nhốt trên ao (con/m2) |
Chuồng + nhốt trên ruộng lúa
|
|
0 -1 |
30 - 35 |
30 - 35 |
30 - 35 |
30 - 35 |
30 - 35 |
2 - 4 |
10 - 15 |
15 - 20 |
15 - 20 |
15 - 20 |
15 - 20 |
5 - 8 |
5 - 6 |
6 - 8 |
8 - 10 |
8 - 10 |
8 - 10 |
Hậu bị |
3 |
4 - 5 |
5 - 6 |
5 - 6 |
5 - 6 |
Sinh sản |
3 |
4 |
4 |
4 |
4 |
-Độn chuồng bằng trấu hoặc phôi bào hoặc rơm rạ băm nhỏ nhưng không bị hôi mốc. Thường xuyên bổ sung thêm độn chuồng làm cho độn chuồng khô, chuồng vịt sinh sản độn chuồng dày 10 - 15cm.
Các ô chuồng không nên làm quá rộng, ngăn thành ô tối đa 200 con vịt.
Sân chơi bằng phẳng, không đọng nước. Có thể lát gạch hoặc bê tông.
Đối với nuôi thả trên vườn cây, nuôi trên ao, nuôi ở ruộng lúa phải có vây để quây vịt cho cố định không nên thả rông.
- Nên làm chuồng không gần đường trách những nơi có tác động âm thanh và ánh sáng mạnh và đột ngột.
- Máng ăn, máng uống: Chuẩn bị đầy đủ máng ăn máng uống cho vịt:
- Các trang thiết bị: Chuẩn bị việc thắp sáng và sưởi ấm cho vịt giai đoạn nhỏ như bóng điện, chụp sưởi những nơi không có điện phải sử dụng đèn dầu hoặc bếp than…
- Nuôi bán thâm canh phải chuẩn bị quây, lưới hoặc cót để quây vịt
- Đến giai đoạn sinh sản phải chuẩn bị ổ đẻ cho vịt, ổ cho vịt đẻ có thể làm bằng gỗ kích thước 35 cm x 35 cm x 35 cm, hoặc làm bằng những sảo tre lót rơm rạ hoặc quận tròn bằng rơm.
4. Chọn giống để nuôi.
Khi nuôi phải chọn đúng giống đúng chủng loại để nuôi nếu nuôi con bố mẹ phải mua từ những cơ sở nuôi giữ giống ông bà, nếu nuôi con thương phẩm phải lấy từ những đàn giống bố mẹ. Không nên tận dụng những đàn thương phẩm để nuôi làm đàn bố mẹ sẽ ảnh hưởng xấu đến năng suất.
Trong quá trình chăn nuôi vịt có 3 giai đoạn chọn:
+ Chọn ở 1 ngày tuổi: Chọn vịt phải nhanh nhẹn, bông lông, khỏe mạnh không khô chân, nặng bụng, khèo chân, hở rốn. Nuôi vịt bố mẹ phải chọn đực mái theo tỷ lệ đực mái: 1/5 hoặc 1/6.
+ Chọn ở 56 ngày tuổi: Đối với các đàn giống vịt bố mẹ kết thúc 56 ngày tuổi chọn để chuyển lên nuôi giai đoạn hậu bị: Căn cứ vào tầm vóc và ngoại hình của từng giống, kết hợp với khối lượng vịt để chọn:
Vịt kiêm dụng vịt Bầu, vịt Đốm khối lượng 1,3 - 1,5 kg/con
Vịt Biển, vịt PT khối lượng 1,6 - 1,8 kg/con
Tỷ lệ ghép đực/mái đối với vịt kiêm dụng là 1/5 - 1/7
+ Chọn vịt lên sinh sản:
Tiến hành chọn trước khi vào đẻ là 2 tuần cũng căn cứ vào ngoại hình của từng giống và khối lượng để chọn:
Vịt kiêm dụng vịt Bầu, vịt Đốm khối lượng 1,6 – 2,0 kg/con
Vịt Biển, vịt PT khối lượng 2,2 – 2,4 kg/con
Tỷ lệ ghép đực/mái là 1/5 - 1/7. Tỷ lệ chọn giai đoạn này khoảng 90 - 95%.
5. Thức ăn cho vịt:
5.1. Loại thức ăn và chất lượng thức ăn:
- Đối với vịt có thể sử dụng rất nhiều loại nguyên liệu, sản phẩm phụ nông nghiệp cho vịt ăn hoặc sử dụng thức ăn hỗn hợp dạng viên nhưng nuôi vịt nên tận dụng các loại thức ăn mà địa phương sẵn có thì giá thành hạ.
- Những nguyên liệu thức ăn dùng được cho vịt: Gạo, thóc, ngô, đỗ tương, tấm, cám, cá tép, cua, ốc, don, dắt… bã bia bã rượu, khoai rau bèo… nếu thức ăn được nấu chín thì khả năng tiêu hoá và hấp thụ tôt hơn và có hiệu quả kinh tế hơn.
- Khi sử dụng các loại thức ăn phải lưu ý không được mốc và ôi chua. Khi sử dụng bất kỳ loại thức ăn nào đều phải đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng/1kg phù hợp cho từng giống vịt và từng giai đoạn vịt.
Tiêu chuẩn thức ăn cho vịt sinh sản:
Giai đoạn tuổi |
Protein (%) |
Năng lượng (kcal) |
1 – 8 tuần tuổi |
18 - 20 |
2800-2900 |
Giai đoạn nuôi hậu bị. |
14 - 15 |
2750-2850 |
Giai đoạn dựng đẻ và đẻ |
17 - 18 |
2650-2700 |
Giai đoạn nuôi hậu bị : 9 – 20 tuần
5.2. Lượng thức ăn:
- Đối với vịt nuôi giống phải thực hiện chế độ ăn định lượng để khống chế khối lượng cơ thể theo tiêu chuẩn thì khả năng sinh sản về sau năng suất sẽ cao.
Ngày tuổi |
Gam/con/ngày |
Tuần tuổi |
Gam/con/ngày |
1 – 7 |
60 - 80 |
5 - 14 |
90 |
8 – 14 |
200 - 220 |
15 – 16 |
100 |
15 – 21 |
420 - 430 |
17 – 18 |
110 |
22 - 28 |
580 - 600 |
19 |
125 |
|
|
20 - 21 |
140 |
Có thể thúc đẻ bằng thức ăn hỗn hợp hoặc mồi tươi với thóc, khi vịt đẻ trứng đầu tiên tăng thức ăn lên 15% khi đàn đẻ 5% tăng thêm sao cho 7 ngày vịt ăn tự do ở ban ngày.
Trong giai đoạn nuôi vịt con và hậu bị còn phụ thuộc vào khối lượng của chúng nếu khối lượng cao hơn hoặc thấp hơn biểu đồ chuẩn thì phải điều chỉnh lượng thức ăn tăng hoặc giảm 5 gam/con/ngày.
Vui lòng đợi ...